GorilyosĐăng Nhập

Gor trong Gory, lyos trong Ilyos.


descriptionBiên kịch đỉnh thực sự EmptyBiên kịch đỉnh thực sự

more_horiz
Thương tiến tửu! Là Thương tiến tửu!

Nah, Sơn hà lệnh đỉnh thật, thơ văn, điển tích, đều đưa vào một cách khéo léo. Thoại này ai viết vậy?

Ầy... mình không học tiếng Trung, mình học chữ Hán. Chỉ tiếc, chữ Hán mình học là chữ Hán giản thể, cũng phải mất khá lâu để đọc được chữ phồn.

Chẳng trách, khi mình nói chuyện, lại nghe buồn cười như vậy... Cái mình dùng, là chữ Hán, không phải tiếng Trung.

Đợi đi... Một lúc nào đó, tôi sẽ dùng Hán tự vào mục đích tốt đẹp nhất. Tôi sẽ tạo ra một sản phẩm về nó. Một cuốn sách. Một bài ca. Một cái gì đó để lại. Tôi nhất định sẽ làm được!

17:43
21/03/2021

descriptionBiên kịch đỉnh thực sự EmptyRe: Biên kịch đỉnh thực sự

more_horiz
Y lại đánh giá Chu Tử Thư, hỏi Cố Tương: “Thế y là làm gì?”

Cố Tương cười nhạo: “Tay ăn mày đó tự xưng tên là Chu Nhứ, hôm qua nhận của người ta hai đồng bạc, liền bán mình cho tiểu tử kia, phải đưa gã đến Thái Hồ.”

Ôn Khách Hành tròn mắt, nét mặt nghiêm túc cân nhắc một hồi rồi nói với Cố Tương: “Thế y khẳng định là một mỹ nhân, không sai được, trên đời chỉ có mỹ nhân mới có thể ngốc như vậy.”


Ừm đúng, mà Trương Triết Hạn cũng quá đẹp, nên fan quen miệng, gọi theo vai thì ảnh là "Chu mĩ nhân" đó~

Nah, màn "chữ Nhứ nào vậy" đầy nho nhã của anh Ôn, quả nhiên là không có trong chính truyện. Lần này, biên kịch làm tốt thật.

01:38
22/03/2021

descriptionBiên kịch đỉnh thực sự EmptyRe: Biên kịch đỉnh thực sự

more_horiz
Sơn Hà Lệnh và Đào Diệp ca

Tương truyền, Vương Hiến Chi đời Đông Tấn có người ái thiếp tên Đào Diệp, thường qua lại hai bờ sông Tần Hoài. Vương Hiến Chi không an tâm hay ra đón ở bến đò, và có làm bài thơ, tên gọi Đào Diệp ca 「桃葉歌」:

桃葉復桃葉,
渡江不用楫。
但渡無所苦,
我自迎接汝。

Đào Diệp phục Đào Diệp,
Độ giang bất dụng tiếp.
Đãn độ vô sở khổ,
Ngã tự nghinh tiếp nhữ.


Đào Diệp trở lại bến Đào
Mái chèo không bóng, tiếng chào lặng yên
Khổ buồn chẳng thể mặc nhiên
Tự ta nghênh đón thiếp hiền về bên.

Phạ ơi dịch thơ khó quá. Thôi vậy, chủ yếu là hai câu cuối. Mình sẽ dịch lại sau.

Từ đó bến đò này được đặt tên là Đào Diệp độ, nay di tích còn ở bờ sông Tần Hoài, Nam Kinh, Giang Tô.

Ôn Khách Hành vẫy quạt một cái, hướng Chu Tử Thư nói to hai câu cuối. Chỉ thấy chiếc thuyền vội vã rời đi, để lại hắn với hai khoé môi nhếch lên thật cao. Hắn cười.

Ngay lần đầu tiên gặp mặt, đã ngầm gọi người ta là vợ.

Tất nhiên, chữ Nhữ 「汝」 này không phải chỉ vợ như chữ Thê 「妻」, đó chỉ là đại từ nhân xưng ngôi thứ hai số ít. Nhưng, phải vậy biên kịch mới đủ khả năng qua mắt kiểm duyệt. Cũng nhờ hai câu này, tính cợt nhả của Ôn Khách Hành được đẩy lên rất rõ.

Biên kịch đỉnh thật sự!

21:28
02/04/2021

descriptionBiên kịch đỉnh thực sự EmptyRe: Biên kịch đỉnh thực sự

more_horiz
Sơn Hà Lệnh và điển cố Đoạn tụ
Hán Ai Đế và mối tình với Đổng Hiền
Huynh sợ máu sao?

Đổng Hiền là nhân vật chính trong câu chuyện “tình yêu cắt áo” của Hán Ai Đế rất nổi tiếng. Ai Đế vì Đổng Hiền đã cam tâm tình nguyện bỏ đi không ít những người đẹp trong hoàng cung để sủng ái một mình ông ta, thậm chí còn muốn đem giang sơn nhường lại cho ông ta. Mối tình giữa họ trở thành hình mẫu cho những người đồng tính luyến ái ở đời sau.

Đổng Hiền tự là Thánh Khanh người vùng Vân Dương. Cha là Đổng Cung từng làm đến chức ngự sử. Vào thời đó, Đổng Hiền còn là một người hầu bên cạnh thái tử. Ban đầu, Đổng Hiền không được chú ý nhiều. Cho đến một hôm, Đổng Hiền đang làm việc trong cung, đúng lúc dừng lại ở trước điện thì Ai Đế, khi đó đã là hoàng đế nhìn thấy. Chỉ nhìn một cái, Ai Đế đã phát hiện, dường như mấy năm không gặp, Đổng Hiền đã trưởng thành và tuấn tú hẳn lên và đem so với những cung nữ phấn sáp trong lục viện anh ta còn kiều diễm hơn. Ai Đế không cầm được sự vui mừng lệnh cho Đổng Hiền theo sau mình hầu hạ. Từ đó Ai Đế đối với Đổng Hiền ngày càng sủng ái hơn. Ngồi cùng xe, ngủ cùng giường, làm gì cũng không rời xa Đổng Hiền. Ông ta còn phong cho Đổng Hiền làm Hoàng Môn Lang, bắt Đổng Hiền lúc nào cũng phải ở bên cạnh mình. Cha của Đổng Hiền là Đổng Cung cũng được thăng lên Bá Lăng Lệnh rồi Quang Lộc đại phu.

Theo sử sách còn ghi chép lại, Đổng Hiền không chỉ có khuôn mặt giống mỹ nữ mà từ ngôn ngữ cử chỉ đều giống phụ nữ, “tính tình dịu dàng”, “giỏi quyến rũ”. Vì thế Ai Đế ngày càng súng ái Đổng Hiền hơn. Có một lần ngủ trưa, Đổng Hiền gối lên cánh tay áo của Ai Đế mà ngủ. Ai Đế muốn quay người nhưng cũng không muốn làm tỉnh giấc của Đổng Hiền nên lấy kiếm cắt đứt cánh tay áo của mình. Người đời sau gọi mối tình đồng tính là “mối tình cắt tay áo” cũng là có nguồn gốc là điển cố này.

Sau sự kiện đó, Đổng Hiền biết rằng hoàng đế có lòng yêu thương mình thật sự nên vô cùng cảm động. Nhưng để tránh những sự việc như thế tái diễn, ông ta tổ chức một cuộc cải cách y phục trong hoàng cung. Ông ta là người đi đầu trong việc mặc loại y phục tay bó tà ngắn, vừa hoạt động thuận lợi, dễ dàng không giống tập quán trang phục của triều Hán về trước, lấy việc mặc áo lót rộng và ống tay dài làm đẹp. Cách cải cách này của Đổng Hiền trở thành một trào lưu trong hoàng cung. Các cung nữ phi tần đều tranh nhau học theo cách mặc của ông ta, cắt ống tay áo mặc một bộ đồ giản tiện và cho đó là mốt thời thượng.

Trích Phong thả đình trú, Sắc Như Không,
Chương 1.1 - Mở đầu.


Sơn Hà Lệnh có hai lần cắt tay áo. Lần thứ nhất là ở tập 5, khi Chu Tử Thư bị máu của Vu Thiên Kiệt rơi vào tay áo, Ôn Khách Hành đã hỏi "huynh sợ máu à?", rồi giơ quạt cắt phần áo dính máu trên tay áo người kia. Lần thứ hai là khi đối phó với đám Dược nhân, tay áo Ôn Khách Hành dính máu, Chu Tử Thư cũng một đường kiếm cắt đi phần tay áo dính máu đó.

「这下就方便了许多。」
Ôn Khách Hành nói, "giờ thì tiện hơn nhiều rồi". Thật giống như Ai Đế cắt tay áo để Đổng Hiền tiện ngủ hơn vậy.

Lần thứ nhất Ôn Khách Hành cắt tay áo của Chu Tử Thư, đoạn tụ này là muốn tỏ bày tâm ý của mình. Lần thứ hai Chu Tử Thư cắt đi tay áo của Ôn Khách Hành, là muốn đáp lại tâm ý đó.

Như những động tác trong cảnh tỉ võ trên sông được lặp lại trong cảnh ở Trường Minh Sơn, nhưng lần đầu là Ôn Khách Hành chủ động, lần sau là Chu Tử Thư, vậy.

Chu Tử Thư có cách rất riêng để đáp lại tình cảm của Ôn Khách Hành, ngoài sự dịu dàng bao dung được thể hiện tự nhiên rõ rệt, phần nhiều Chu Tử Thư bắt chước những gì Ôn Khách Hành đã làm với y.

Dựa trên Tâm lý học mà nói, bắt chước người khác là một hành vi thu hút sự chú ý, Totonou trong Mystery no Iunakate là người như vậy. Ngoài ra, hành vi này cũng thể hiện sự đồng thuận với người kia. Nói sâu hơn một chút, có thể gọi bằng bốn chữ lâu ngày sinh tình.

Dù thế... đây cũng là thói quen của những người từng bị bỏ rơi, hoặc chịu chấn thương tâm lý.

Chu Tử Thư bắt chước Cố Tương và bắt chước Ôn Khách Hành, như một thói quen, như một thói quen vậy. Đó là cách y thể hiện tình cảm của mình.

Những lần đoạn tụ trong Sơn Hà Lệnh, đều là đoạn tụ dứt khoát, trong ánh mắt chỉ có người kia và vì người kia, không có gì hơn.

Dù vậy, ban đầu xem cảnh này, tôi đã nghĩ đến đoạn tụ chia ly. Cắt tay áo này, có khác nào một lời tuyệt giao nhỉ...

Nhưng như thế thì đạo diễn không cần quay đặc tả cảnh tay áo bay xuống với khúc nhạc nền thế kia đâu.

13:32
09/04/2021

descriptionBiên kịch đỉnh thực sự EmptyRe: Biên kịch đỉnh thực sự

more_horiz
VỀ CÁI TÊN 温客行

Đây là hai câu đầu trong bài thơ 次北固山下 - Thứ Bắc Cố sơn hạ/Thuyền đậu dưới núi Bắc Cố, của Vương Loan, viết là:

客路青山外
行舟綠水前

KHÁCH lộ thanh sơn ngoại
HÀNH chu lục thủy tiền

Đường đi cạnh mé thanh sơn
Truyền theo dòng nước xanh rờn xa xa
(Bản dịch: Trần Trọng Kim)

Có thể thấy hai chữ đầu tiên của hai câu thơ là chữ 客 - Khách, và chữ 行 - Hành, trong tên 温客行 - Ôn Khách Hành.

Chân Diễn viết là 甄衍. Chữ 衍 - Diễn trong tên Chân Diễn được viết từ chữ 水 - Thủy và bộ 行 - Hành. Chữ 水 này còn được viết là 氵, ba dấu chấm, chỉ nước.

Câu thứ hai của bài thơ viết "HÀNH chu lục THỦY tiền", vốn là chiết tự của chữ Diễn. Nên Ôn Khách Hành lấy câu thơ này, và câu thơ trước đó, "KHÁCH lộ thanh sơn ngoại", để tạo ra cái tên Ôn Khách Hành. Ngoài ra, chữ 衍 - Diễn này còn được Khách Hành diễn nghĩa là 慢衍的衍 - Diễn trong "mạn diễn", ý chỉ tự do tự tại. Nếu nói "tự do" thì chỉ có 客 - Khách, trong "thiên nhai lãng khách"/lãng khách chân trời, mới tự do.

Cũng phải nói thêm câu đầu tiên của bài thơ này, 客路青山外 - khách lộ THANH sơn ngoại. Chữ 青 - Thanh này chính là Thanh trong 青崖 - Thanh Nhai. Thanh Nhai "quỷ núi Thanh Nhai buồn cùng ai". Ôn Khách Hành là Quỷ chủ Quỷ cốc, nên lấy câu thơ có chữ "Thanh" này ghép vào tên cũng là có ẩn ý cả.

Ngoài ra... lúc Chu Tử Thư nói, "chữ Diễn một chia làm hai...", chắc chắn là đã nghĩ đến bài thơ này. Hay nói cách khác, từ lúc Chu Tử Thư nói câu này, y đã mơ hồ nhận ra Ôn Khách Hành là Cốc chủ Quỷ cốc rồi.

Biên kịch đỉnh thực sự!

09:39
01/05/2021

descriptionBiên kịch đỉnh thực sự EmptyRe: Biên kịch đỉnh thực sự

more_horiz
privacy_tip Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết
power_settings_newLogin to reply